Bệnh quai bị có gây nên tình trạng vô sinh không?

A person with a sign and a human body

Description automatically generated with medium confidence

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus quai bị thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh chủ yếu qua các giọt bắn chứa virus quai bị. Virus có ái tính cao với các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến sinh dục

 

1. Đối tượng mắc bệnh quai bị

 

Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh quai bị, từ trẻ em, thanh thiếu niên cho đến người lớn chưa có miễn dịch bảo vệ.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị bao gồm:

  • Độ tuổi: trẻ từ độ tuổi 2 đến 12, nhất là những trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị

  • Tiếp xúc, sống chung, sinh hoạt tập thể chung với người bệnh hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh

  • Người có hệ miễn dịch kém

 

2. Bệnh quai bị có gây vô sinh hay không?

Nhìn chung, bệnh quai bị có diễn biến lành tính, các triệu chứng thoái triển trong vòng khoảng 10 ngày và không để lại di chứng gì. Nhưng đối với bệnh nhân lớn tuổi thường cường độ các triệu chứng toàn thân (sốt, đau đầu…) nhiều hơn dẫn đến nguy cơ biến chứng cao hơn. 

 

Một số biến chứng nguy hiểm do quai bị có thể dẫn đến vô sinh ở nam và nữ bao gồm:

2.1. Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn: thường gặp ở thanh thiếu niên sau tuổi dậy thì, chiếm khoảng 25-30% các trường hợp mắc quai bị ở người lớn. Biến chứng đau tinh hoàn xảy ra sau khi sưng tuyến mang tai khoảng 7 ngày, nhưng cũng có một số ít trường hợp xảy ra đồng thời với sưng đau tuyến mang tai.

 Biểu hiện lâm sàng:

  • Vùng tinh hoàn đau nhói, có thể lan xuống đùi, đau tăng khi đi lại, hoạt động mạnh, sờ nắn tinh hoàn thường đau, thậm chí có tràn dịch tinh hoàn. Người bệnh đau và sưng tinh hoàn ngày một nhiều, có thể sưng to gấp 2 -3 lần so với kích thước bình thường, đa số các trường hợp là viêm tinh hoàn một bên.

  •  Sau 7 – 10 ngày triệu chứng bắt đầu giảm dần, tinh hoàn giảm sưng đau, trở lại bình thường, triệu chứng sốt cũng hết dần dần. Biến chứng sau viêm tinh hoàn do quai bị có thể gây teo tinh hoàn (khoảng 50% trường hợp), thường đánh giá sau 2-6 tháng. người bệnh bị teo tinh hoàn cả hai bên có thể gây giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.

  • Do đó, “không phải trường hợp mắc quai bị nào cũng dẫn đến vô sinh” bời vì không phải lúc nào quai bị cũng gây biến chứng viêm tinh hoàn. Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh nhân cũng nhanh khỏi và không gây di chứng vô sinh. Ngoài ra, dù có biến chứng viêm tinh hoàn gây teo, nhưng chưa chắc đã bị teo cả hai bên, vì vậy vẫn có thể có con. Trong trường hợp biến chứng viêm tinh hoàn nặng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây teo cả hai tinh hoàn, gây vô sinh.

 

2.2. Viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng: ít gặp hơn so với viêm tinh hoàn ở nam giới, khoảng 7% phụ nữ sau tuổi dậy thì. Chẩn đoán bệnh thường khó, tuy nhiên diễn biến khá lành tính và ít khi gây vô sinh. Bệnh nhân có thể sốt cao trở lại, đau vùng hố chậu, hạ vị, có thể sờ thấy khối hai bên hạ vị, rong kinh.

 

3. Bệnh quai bị – Phòng ngừa trước khi quá muộn

  • Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất tiêm vaccine phối hợp (sởi-quai bị-rubella) hoặc vaccin quai bị đơn thuần. Vaccine quai bị đang được sử dụng hiện nay là vắc xin vi khuẩn sống, nhưng đã được làm giảm độc lực để không còn khả năng gây bệnh. Việc sử dụng vaccin phối hợp giúp giảm số lần tiêm và đơn giản hóa quy trình tiêm phòng. Không chỉ trẻ em, mà ngay cả người lớn đặc biệt là phụ nữ có kế hoạch mang thai đều nên tiêm phòng quai bị. 

  • Lịch trình tiêm chủng 

- Người lớn: tiêm một liều duy nhất. 

- Trẻ em: Mũi thứ nhất lúc 12 -18 tháng tuổi, mũi thứ 2 lúc 3-5 tuổi. Tuy nhiên, có thể tiêm vắc xin quai bị cho trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào 

- Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần xét nghiệm trước khi tiêm phòng vắc xin quai bị. Trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vắc xin cần tránh mang thai. Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc xin quai bị-sởi-rubella.

  • Một số biện pháp khác nên được áp dụng

- Vệ sinh cá nhân thường xuyên, súc họng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác.

- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc người bệnh 14 đến 21 ngày

- Mang khẩu trang khi đến nơi đông người, có nguy cơ lây bệnh cao như bệnh viện.

 

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Su SB, Chang HL, Chen AK. Current Status of Mumps Virus Infection: Epidemiology, Pathogenesis, and Vaccine. Int J Environ Res Public Health. 2020;17(5):1686. Published 2020 Mar 5. doi:10.3390/ijerph17051686

2. Wu H, Wang F, Tang D, Han D. Mumps Orchitis: Clinical Aspects and Mechanisms. Front Immunol. 2021; 12:582946. Published 2021 Mar 18. doi:10.3389/fimmu.2021.582946

Bệnh quai bị có gây nên tình trạng vô sinh không?

Bệnh quai bị có gây nên tình trạng vô sinh không?