Các nguyên nhân hiếm muộn nữ

HIỂU BIẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH SẢN

Nếu bạn khó có thai, bạn sẽ thắc mắc về nguyên nhân làm mình khó có thai. Hãy tìm hiểu về những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn và liệu biện pháp hỗ trợ nào sẽ giúp bạn có thai.
Đó có phải là lỗi của tôi?

Hiếm muộn khá phổ biến. Thực tế, có 9% dân số toàn cầu bị hiếm muộn[2]
Có nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây hiếm muộn và vì vậy bạn không nên tập trung vào việc đó là “lỗi” của ai.

  • Khoảng 1/3 nguyên nhân là do nữ[1]
  • 1/3 nguyên nhân là do nam[1]
  • 1/3 nguyên nhân là do cả nam và nữ, hoặc không rõ nguyên nhân[1]

Hiếm muộn không phải là một tình trạng vĩnh viễn và cũng không có nghĩa là bạn vĩnh viễn không thể có con. Bạn chỉ là cần tìm một chuyên gia để giúp bạn giải quyết vấn đề.

 
Các nguyên nhân hiếm muộn ở nữ là gì?

Sau khi bạn và bạn đời của bạn đã thực hiện xong các xét nghiệm, bác sĩ của bạn sẽ chẩn đoán nguyên nhân hiếm muộn của các bạn.

Không may là, đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng và bạn có thể được chẩn đoán là hiếm muộn không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị bằng phương pháp cao nhất là các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

 

  • Tuổi người nữ
    • Khi bạn lớn tuổi hơn, khả năng sinh sản của bạn sẽ bắt đầu giảm
    • Một phụ nữ khoẻ mạnh 30 tuổi có 20% cơ hội thụ thai mỗi tháng [3]
    • Tuy nhiên, một phụ nữ 40 tuổi có cơ hội thụ thai là dưới 5%[3]
    • Khả năng lớn là bạn cần được hỗ trợ sinh sản để  có thai.
  • Rối loạn phóng noãn
    • Chiếm khoảng 25% nguyên nhân hiếm muộn[4]
    • Mỗi tháng, buồng trứng sản xuất ra một trứng trưởng thành ( (hay còn gọi là phóng noãn) để thụ tinh
    • Nếu bạn không có kinh hoặc kinh không đều, quá cân hoặc thừa cân, có thể bạn không có hiện tượng phóng noãn
    • Rối loạn phóng noãn thường được điều trị bằng thuốc[4]
  • Tắc vòi trứng[5]
    • Bệnh lý vòi trứng chiếm khoảng 25% đến 35% hiếm muộn nữ[6]
    • Vòi trứng rất mỏng manh, dễ dàng bị tắc nghẽn hoặc tổn thương
    • Tắc nghẽn có thể do mô sẹo hình thành sau nhiễm trùng trước đó hoặc các phẫu thuật vùng bụng
    • Tổn thương vòi trứng ngăn cản tinh trùng di chuyển đến vị trí của trứng và ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và sự làm tổ của phôi vào buồng tử cung
    • Vòi trứng tắc nghẽn có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hoặc bạn có thể điều trị bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

    Mongcon.vn

  • Lạc nội mạc tử cung
    • Khoảng 30-50% phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung bị hiếm muộn[7]
    • Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô nội mạc trong lòng tử cung phát triển tại buồng trứng, vòi trứng hoặc ở bề mặt ngoài của tử cung[1]
    • Bệnh lý này có thể gây cường kinh, đau khi hành kinh, tạo mô sẹo và dính (các cơ quan dính lại với nhau)[5]
    • Phẫu thuật nội soi ổ bụng sẽ xác định bạn có bị lạc nội mạc tử cung hay không
    • Lạc nội mạc tử cung thường được điều trị bằng thuốc và phẫu thuật, bạn có thể phải điều trị bằng hỗ trợ sinh sản.
  • Nhân xơ tử cung (hoặc u cơ trơn tử cung)
    • Khoảng 5-10% hiếm muộn có liên quan đến nhân xơ tử cung (u cơ trơn tử cung)
    • Đây là các mô lành phát triển từ cơ tử cung ở trong hoặc xung quanh tử cung
    • Nhân xơ tử cung có thể làm thay đổi hình dạng tử cung hoặc vòi trứng, hoặc gây tắc nghẽn
    • Nhân xơ tử cung gây khó khăn cho việc di chuyển của tinh trùng đến trứng hoặc ngăn cản phôi làm tổ vào buồng tử cung
    • Nguyên nhân chính xác của nhân xơ tử cung không được rõ, việc gây triệu chứng của nhân xơ tử cung tuỳ thuộc vào vị trí, kích thước và số lượng nhân xơ
    • Nhân xơ tử cung có thể được điều trị với thuốc hoặc phẫu thuật

    Mongcon.vn

  • Hội chứng buồng trứng đa nang
    • Khoảng 70-80% phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang bị hiếm muộn [9]
    • Hội chứng buồng trứng đa nang làm cho buồng trứng tăng kích thước và có nhiều nang nhỏ trên bề mặt dày của buồng trứng[4]
    • Hội chứng này gây rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản[1]
    • Hội chứng buồng trứng đa nang thường được chẩn đoán qua siêu âm
    • Hội chứng này có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật hoặc bạn có thể tiến hành điều trị bằng hỗ trợ sinh sản.Mongcon.vn
  • Bất thường cổ tử cung
    • Khoảng 3% đến 8% các trường hợp hiếm muộn nữ có liên quan đến bất thường của cổ tử cung[10]
    • Chất nhầy cổ tử cung giúp tinh trùng di chuyển qua âm đạo và đến vị trí của trứng[11]
    • Một số phụ nữ có thể không có đủ chất nhầy, hoặc chất nhầy quá dầy và dính hoặc chứa kháng thể kháng tinh trùng[11]
    • Các bất thường của chất nhầy cổ tử cung có thể được điều trị bằng thuốc, bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung, hoặc bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản.
  • Các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục
    • Các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như chlamydia hoặc lậu có thể gây ra tình trạng viêm vùng chậu[8]
    • Viêm vùng chậu có thể gây tắc nghẽn vòi trứng và tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung[8,12]
    • Thai ngoài tử cung xảy ra khi phôi làm tổ ngoài buồng tử cung
    • Tắc nghẽn vòi trứng có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hoặc bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản.
  • Mãn kinh sớm
    • Mãn kinh là một tiến trình tự nhiên mà người phụ nữ sẽ trải qua khi họ ngừng có kinh và không thể có thai được nữa
    • Một số phụ nữ bị mãn kinh sớm và tắt kinh trước 40 tuổi
    • Nếu bạn bị mãn kinh sớm, bạn cần điều trị bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản với trứng hiến tặng.
Thuốc ngừa thai có phải là nguyên nhân khiến tôi bị hiếm muộn?

TIN ĐỒN: Sử dụng thuốc ngừa thai nhiều năm làm tăng nguy cơ bị hiếm muộn.

SỰ THẬT: Các nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa hiếm muộn và sử dụng thuốc ngừa thai trong thời gian dài.

Giống như nhiều phụ nữ, bạn có thể từng sử dụng thuốc ngừa thai trong nhiều năm để tránh thai ngoài ý muốn. Khi bạn sẵn sàng để có thai, có thể dễ hiểu khi bạn cảm thấy giống như mình bị lừa nếu bạn không thể có thai ngay sau khi ngừng thuốc.

Tuy nhiên, các nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa hiếm muộn và sử dụng thuốc trong thời gian dài.[13]

Vì vậy khi chưa có bằng chứng rõ ràng, bạn không nên lo lắng về việc phải ngưng thuốc ngừa thai sớm hơn.

 
Tìm sự hỗ trợ

Biết mình bị hiếm muộn có thể khiến bạn căng thẳng. Bạn có thể cần sự hỗ trợ từ những người thân của bạn.

Bạn nên tư vấn với bác sĩ về vấn đề sinh sản của mình nếu:

  • Bạn biết mình có một trong các bệnh lý trên
  • Bạn dưới 35 tuổi và đã cố gắng có thai trong 1 năm[3]
  • Bạn hơn 35 tuổi và đã cố gắng có thai trong 6 tháng[3]

Các nguyên nhân hiếm muộn nữ

Các nguyên nhân hiếm muộn nữ