Các nguyên nhân hiếm muộn ở nam giới

Thông tin được bảo trợ bởi Hội Bác Sĩ Gia Đình

Tin đồn

 

  • TIN ĐỒN: Nếu nam giới xuất tinh được, nghĩa là khả năng sinh sản của họ bình thường
  • SỰ THẬT: Xuất tinh không có nghĩa là có khả năng sinh sản bình thường. Nam giới vẫn có thể xuất tinh với lượng tinh trùng ít hoặc chất lượng kém. Chẩn đoán cần thăm khám thực thể và thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ.
  •  
  • Hiếm muộn là gì?
  •  
  • Thật ngạc nhiên là bạn dành khá nhiều năm tháng của cuộc đời để tránh thai, nhưng thụ thai thực sự là một hành trình khó hơn bạn tưởng. Vì vậy, khi bạn sẽ nhận ra rằng thực sự khó để có một đứa con, bạn hoàn toàn không đơn độc. Thực tế, cứ 10 người sẽ có 1 người gặp khó khăn về thụ thai[1].

    Hiếm muộn được định nghĩa là không thể thụ thai trong vòng 12 tháng quan hệ mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào[1,2]. Tuy nhiên, nếu người bạn đời của bạn từ 35 tuổi trở lên, thời gian chỉ là 6 tháng để định nghĩa hiếm muộn[3].

    Đôi khi, một cặp vợ chồng đã có con rồi vẫn có thể gặp khó khăn về thụ thai sau này. Tình trạng này gọi là hiếm muộn thứ phát.

     

    Đó có phải là lỗi của nam giới?
    Mongcon.vn

     

    Các nguyên nhân hiếm muộn?

     

    Bác sĩ sẽ thực hiện cho bạn một loạt xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân hiếm muộn của bạn.

    Có nhiều nguyên nhân có thể làm bạn khó có con, bao gồm:

    Tinh trùng bất thường về số lượng, độ di động và hình dạng Các bệnh lý nội khoa có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản của bạn, như bất thường sinh tinh hoặc tắc nghẽn đường dẫn tinh

     

    Tuỳ theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ đề nghị hướng điều trị cho bạn.
    Đôi khi, không có lý do cụ thể được xác định và bạn sẽ được chẩn đoán là hiếm muộn không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện kỹ thuật điều trị cao nhất là hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm.

    • Tinh trùng yếu không thể thụ tinh với trứng
    • Bạn đời của bạn bị giảm khả năng sinh sản do lớn tuổi[3]
  • Mặc dù chỉ cần một tinh trùng đến thụ tinh với trứng, nhưng cần nhiều tinh trùng tiết ra enzyme để phá vỡ màng bao trứng.

    Để thụ thai tốt, tinh trùng của bạn cần:

  •       Số lượng nhiều — Thông thường, cần ít nhất 15 triệu tinh trùng trong mỗi ml tinh dịch[5]
  •       Di động tốt — Đuôi giúp tinh trùng bơi đến trứng
  •       Hình dạng bình thường— Tinh trùng khoẻ mạnh có hình dạng giống con nòng nọc
  • Bạn có thể phát hiện rằng tinh dịch của bạn chỉ chứa rất ít tinh trùng (thiểu tinh) hoặc thậm chí không có tinh trùng (vô tinh). Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật để lấy tinh trùng từ đường sinh sản để giúp bạn có con.

  •  

    Bất thường sản xuất tinh trùng
  •  
  • Một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới thường gặp nhất là do bất thường sản xuất tinh trùng.

    Có một số bất thường sản xuất tinh trùng có thể góp phần gây hiếm muộn, bao gồm:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh ở bìu

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh ở bìu là tình trạng các tĩnh mạch sưng phồng, có thể làm tinh hoàn nóng lên và ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng
  • Có thể được điều trị bằng phẫu thuật
  • Chấn thương tinh hoàn

  • Chấn thương tinh hoàn nghiêm trọng như xoắn tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng
  • Chấn thương từ tai nạn hoặc khi chơi thể thao có thể làm vỡ các mạch máu cung cấp máu cho tinh hoàn
  • Không thể điều trị các tổn thương trước đó, nhưng hỗ trợ sinh sản có thể giúp bạn có con
  • Tinh hoàn ẩn

  • Trong tử cung, tinh hoàn của thai nhi hình thành trong ổ bụng và di chuyển xuống bìu một thời gian ngắn ngay trước khi sinh
  • Hoặc tinh hoàn sẽ di chuyển xuống bìu trong vòng 6 tháng sau sinh, tuy nhiên một số trường hợp tinh hoàn không di chuyển xuống bìu (tinh hoàn ẩn)
  • Nếu không điều trị, tinh hoàn ẩn có thể gây hiếm muộn
  • Undescended testicle: Tinh hoàn ẩn

    Superficial inguinal ring: Ống bẹn nông

    • Descended testicle: Tinh hoàn xuống bìu

       

      Mongcon.vn

       

      Ung thư tinh hoàn

      • Xảy ra khi có một khối u ác tính trong tinh hoàn phá huỷ mô tinh hoàn
      • Nếu không được phát hiện, ung thư tinh hoàn có thể lan đến các phần khác của cơ thể
      • Có thể được điều trị bằng phẫu thuật, thuốc, xạ trị hoặc hoá trị
      • Tuy nhiên, điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng

      Bất thường gen

      • Đôi khi, thông tin di truyền trên nhiễm sắc thể Y (chỉ hiện diện ở nam) bị mất (vi mất đoạn)[6]làm giảm sự sản xuất tinh trùng
      • Dựa trên vị trí vi mất đoạn, tình trạng này có thể được điều trị bằng phẫu thuật lấy tinh trùng
      • Tuy nhiên, một số cặp vợ chồng có thể phải xin tinh trùng để có con

      Bệnh quai bị

      • Viêm tinh hoàn do quai bị sau dậy thì có thể phá huỷ các tế bào sinh tinh trong tinh hoàn, dẫn đến hiếm muộn [7].
      • Thông thường, chỉ một bên tinh hoàn bị ảnh hưởng và nếu bạn vẫn còn một tinh hoàn hoạt động thì bạn không cần đến điều trị
      • Tuy nhiên, một số cặp vợ chồng phải xin tinh trùng để có con

      Kháng thể kháng tinh trùng

      • Là những protein lớn trong máu chống lại tinh trùng
      • Chúng có thể làm tinh trùng kết dính lại với nhau và ngăn cản tinh trùng di chuyển, hoặc lầm tưởng tinh trùng là các tế bào gây viêm nhiễm từ đó tìm cách tiêu diệt tinh trùng
      • Có thể điều trị bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản

      Lối sống

      • Sự sản xuất tinh trùng bị ảnh hưởng bởi lối sống, bao gồm hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thuốc, căng thẳng, thừa cân và sử dụng thức ăn không tốt đối với sức khoẻ
      • Các yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, bao gồm tăng nhiệt độ tại tinh hoàn, sử dụng chất bôi trơn, hoá chất do liên quan công việc sản xuất, in ấn hoặc vẽ
      • Các yếu tố này có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống, như mặc quần áo rộng để tránh làm tăng nhiệt độ tinh hoàn.

      Rối loạn nội tiết

      • Rối loạn nội tiết là các nguyên nhân hiếm gặp của hiếm muộn nam
      • Tuy nhiên, một số nam giới có thể bị thiếu bẩm sinh nội tiết FSH và LH, ngăn cản tinh hoàn sản xuất.
      • testosterone và tinh trùng khoẻ mạnh
      • Rối loạn nội tiết thường được điều trị bằng thuốc.
    Tắc nghẽn

       Tắc nghẽn đường dẫn tinh

    • Đôi khi, đường dẫn tinh của nam giới (mào tinh và ống dẫn tinh) có thể bị tắc nghẽn, nghĩa là tinh trùng không được xuất tinh vào tinh dịch
    • Tình trạng này có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật, hoặc tinh trùng có thể được trích xuất từ các vùng khác của đường sinh sản
      Thắt ống dẫn tinh
    •  Một số nam giới thực hiện thắt ống dẫn tinh để tránh thai
    •  Có thể phục hồi bằng phẫu thuật
    •  Thành công của phẫu thuật phục hồi phụ thuộc vào thời gian đã thắt ống dẫn tinh
      Nhiễm trùng trước đó
    •  Nhiễm trùng có thể gây tạo mô sẹo hoặc dính (các cơ quan dính lại với nhau) trong đường dẫn tinh
    •  Có thể điều trị bằng phẫu thuật

     

    Tài liệu tham khảo

     

    1. Boivin J, et al. New Debate: International estimates of infertility prevalence and treatment-seeking: potential need and demand for infertility medical care. Hum Reprod. 2007; 22(6):1506–1512.
    2. World Health Organization (WHO). Sexual and reproductive health: infertility definitions and terminology. Available at www.who.int/reproductivehealth/topics/infertility/definitions/en/. Accessed September 2016.
    3. American Society for Reproductive Medicine (ASRM). Age and fertility. A guide for patients. 2012. Available at: http://www.reproductivefacts.org/globalassets/rf/news-and-publications/bookletsfact-sheets/english-fact-sheets-and-info-booklets/Age_and_Fertility.pdf. Accessed: February 2018.
    4. American Society of Reproductive Medicine (ASRM). Causes of Infertility. Available at https://www.asrm.org/Infographic_Causes_of_Infertility/. Accessed September 2016.
    5. National Institute for Health and Care Excellence (NICE). Fertility problems: assessment and treatment: CG156. August 2016. Available at https://www.nice.org.uk/guidance/cg156. Accessed September 2016.
    6. Speroff L. Male infertility. Clin Gynecol Endo Infertil. 1999;8:452–459.
    7. Davis N, et al. BJU Int. 2010;105(8):1060–1065.
    8. European Society of Human Reproduction and Embryology (ESHRE). ART fact sheet. Press information. Available at new.eshre.eu/~/media/sitecore-files/Annual-meeting/Lisbon/ART-fact-sheet.pdf?la=en. Accessed September 2016.

     

     

Các nguyên nhân hiếm muộn ở nam giới

Các nguyên nhân hiếm muộn ở nam giới