Chuyển phôi

THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

 
Kiên nhẫn chờ đợi phôi phát triển, cuối cùng ngày chuyển phôi cũng đã đến. Ở đây, bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về điều gì sẽ xảy ra vào ngày chuyển phôi.
 
Thủ thuật chuyển phôi

Chuyển phôi là một thủ thuật đơn giản, giống như là xét nghiệm tầm soát cổ tử cung (phết tế bào tầm soát). Số lượng phôi được chuyển và quy trình có thể thay đổi tuỳ trung tâm. Thủ thuật có thể tiến hành bởi bác sĩ hiếm muộn hay y tá hiếm muộn :

  1. Họ đặt mỏ vịt vào âm đạo để tách các thành âm đạo ra
  2. Một ống mỏng, dài (catheter) được đưa vào âm đạo, vào cổ tử cung – bác sĩ có thể dùng siêu âm để hướng dẫn đưa catheter chuyển phôi vào đúng vị trí.Catheter có chứa phôi được chọn và gắn vào một xi lanh
  3. Bác sĩ hiếm muộn sẽ nhẹ nhàng bơm phôi vào tử cung nhờ vào catheter

Mongcon.vn

Toàn bộ quy trình chuyển phôi chỉ kéo dài khoảng 15 phút. Thông thường không cần tiến hành gây mê toàn thân khi tiến hành chuyển phôi trừ một số trường hợp đặc biệt. Bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày, nhưng có thể được khuyên nghỉ ngơi sau đó.

 

  • Có thể chuyển bao nhiêu phôi?

    Thông thường, tốt nhất là nên chuyển một phôi, tuy nhiên có nhiều yếu tố ảnh hưởng khuyến cáo của bác sĩ [1].

    • Tuổi vợ — nếu tuổi vợ trên 35 tuổi, bác sĩ có thể khuyên nên chuyển nhiều hơn một phôi[1]
    • Số chu kỳ điều trị — nếu có nhiều hơn hai chu kỳ điều trị thất bại trước đó, bác sĩ có thể khuyên bạn chuyển thêm phôi[1]
    • Số lượng phôi tốt — nếu có nhiều hơn một phôi tốt, bác sĩ có thể khuyên giảm số lượng phôi chuyển[1]
    • Xin noãn — quyết định dựa trên tuổi của người hiến noãn[1]
    • Luật pháp — một số quốc gia có luật về số phôi được chuyển[1]
  • Chuyển đơn phôi chọn lọc (Elective single embryo transfer - eSET)

    Chuyển nhiều phôi làm tăng nguy cơ song thai hay tam thai. Cần luôn ghi nhớ đa thai gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ của mẹ và con, bao gồm sanh non[4].

    Chuyển đơn phôi an toàn hơn cho mẹ và phôi[4]. Bác sĩ có thể chủ động yêu cầu chỉ chuyển một phôi. Quy trình này gọi là chuyển đơn phôi chọn lọc[4].

    Nếu trong ngày chuyển phôi, bạn có nhiều phôi tốt, bạn nên cân nhắc trữ lạnh một số phôi để dùng trong tương lai. Cách làm này cho phép chỉ chuyển một phôi trong chu kỳ này, nhưng bảo đảm vẫn còn các phôi tốt khác có thể dùng khi cần.

  • Thủ thuật chuyển phôi có đau không?

    Nếu bác sĩ có sử dụng siêu âm khi chuyển phôi, bạn nên nhịn tiểu khi được hẹn đến chuyển phôi. Mặc dù có thể làm bạn hơi khó chịu, nhưng nhịn tiểu giúp bác sĩ quan sát catheter rõ ràng hơn và điều chỉnh tử cung đến vị trí tối ưu để chuyển phôi.

    Bản chất thủ thuật chuyển phôi không gây đau do đó không cần thiết giảm đau hay gây mê[2].

  • Sẽ như thế nào nếu tôi không có phôi?

    Một số trường hợp không may là không có phôi nào phát triển và chu kỳ điều trị bị dừng lại. Trung tâm điều trị hiếm muộn có thể khuyên bạn nơi cần đến được hỗ trợ và tư vấn.

    Cần nhớ rằng không có hai chu kỳ điều trị hoàn toàn giống nhau. Cơ thể đáp ứng với điều trị theo nhiều cách khác nhau và lần điều trị tiếp theo có thể có một kết quả hoàn toàn khác.

Tài liệu tham khảo

  1. Practice Committee of American Society for Reproductive Medicine; Practice Committee of Society for Assisted Reproductive Technology. Fertil Steril 2013;99(1):44–46.
  2. Human Fertilisation and Embryology Authority (HFEA). Embryo transfer. 2014. Available at: http://hfeaarchive.uksouth.cloudapp.azure.com/www.hfea.gov.uk/ivf-embryotransfer. html. Accessed: February 2018.
  3. Practice Committee of Society for Assisted Reproductive Technology; Practice Committee of American Society for Reproductive Medicine. Fertil Steril 2012;97(4):835–842.
  4. Human Fertilisation and Embryology Authority (HFEA). Decisions to make about your embryos. Available at: https://www.hfea.gov.uk/treatments/explore-alltreatments/ decisions-to-make-about-your-embryos/. Accessed: February 2018.

 

Chuyển phôi

Chuyển phôi