Điều trị hiếm muộn cho phụ nữ

HIỂU BIẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH SẢN

 
Nếu lần điều trị đầu tiên không thành công hoặc bạn cần sự hỗ trợ chuyên sâu hơn để có thai, vẫn còn nhiều lựa chọn khác dành cho bạn. Kích thích phóng noãn và hỗ trợ sinh sản đã giúp hàng triệu phụ nữ có con[2]. Sau đây là một tóm tắt ngắn gọn giúp bạn nắm rõ các phương pháp điều trị hiếm muộn.
Tin đồn
 
  • TIN ĐỒN: Điều trị hiếm muộn nghĩa là chúng ta sẽ có sinh đôi hoặc sinh ba
  • SỰ THẬT: Khả năng xảy ra đa thai phụ thuộc vào số phôi chuyển. Hầu hết phụ nữ chỉ sinh một bé, cứ 5 phụ nữ có 1 người sinh đôi, cứ 100 người có 1 người sinh 3[1]

Kích thích phóng noãn (OI)[3]

Kích thích phóng noãn được sử dụng nhằm kích thích sự trưởng thành và phóng noãn của ít nhất một noãn/trứng. Trứng có thể được thụ tinh tự nhiên trong cơ thể bằng cách quan hệ tự nhiên hoặc thụ tinh nhân tạo với bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI).

Trong kích thích phóng noãn, bệnh nhân thường được chỉ định clomiphene citrate để kích thích sự phát triển của nang noãn. Nếu không hiệu quả, gonadotropin gồm FSH và LH sẽ được sử dụng để thúc đẩy sự trưởng thành và phóng noãn.

Đọc thêm về Kích thích phóng noãn (OI)

 

 

Công nghệ hỗ trợ sinh sản
  • Kích thích buồng trứng
    •  Kích thích buồng trứng là một phương pháp điều trị hiếm muộn nhằm kích thích buồng trứng sản xuất hai đến ba trứng, với hi vọng là một trong các trứng này sẽ trưởng thành và có chất lượng tốt để thụ tinh. Phương pháp này hiệu quả hơn so với kích thích phóng noãn, do có nhiều trứng hơn được thu nhận trong một chu kỳ.
    •  Kích thích buồng trứng thường được sử dụng kết hợp với thụ tinh trong ống nghiệm, bơm tinh trùng vào buồng tử cung hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.

     

  • Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
    • Tinh trùng chất lượng tốt được đặt vào buồng tử cung, bằng cách sử dụng một ống dẫn mềm nhỏ đưa xuyên qua cổ tử cung, để tinh trùng được đặt ở gần trứng hơn4
    •  Phương pháp này nhằm đảm bảo chính xác thời điểm tinh trùng có mặt tại buồng tử cung và khắc phục được các nguyên nhân liên quan đến bất lợi của chất nhầy cổ tử cung, tăng khả năng thụ tinh giữa trứng với tinh trùng
      Đọc thêm về Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)

     

  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
    • Sau khi tiêm thuốc kích thích buồng trứng cho người vợ, trứng và tinh trùng sẽ được thu nhận, kết hợp để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, bên ngoài cơ thể.
    • Tất cả phôi có khả năng sống sẽ được nuôi cấy và phát triển trong tủ cấy khoảng 5-6 ngày, trước khi được chuyển lại vào buồng tử cung.
      Đọc thêm về Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
  • Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)
    • Một số bệnh nhân tiến hành làm thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được thực hiện kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, trong đó một tinh trùng sẽ được tiêm trực tiếp vào một trứng. Kỹ thuật này khác với thụ tinh trong ống nghiệm đơn thuần, trong đó tinh trùng được đặt xung quanh trứng, tự xâm nhập vào và thụ tinh với trứng.
    •  ICSI có thể được thực hiện khi người nam có rất ít tinh trùng, hoặc tinh trùng di động kém, chất lượng xấu hoặc tinh trùng thu nhận từ phẫu thuật – hoặc sử dụng tinh trùng hiến.
    • Tất cả phôi có khả năng sống sẽ được nuôi cấy phát triển trong tủ cấy trong 5-6 ngày, trước khi được chuyển vào buồng tử cung.

    Đọc thêm : Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)

  • Chuyển giao tử vào vòi trứng (GIFT)
    • GIFT là một kỹ thuật trong đó tinh trùng và trứng được thu nhận trong phòng thí nghiệm.
    • Tinh trùng và trứng được chuyển vào vòi trứng.
    • Kỹ thuật này cho phép sự thụ tinh diễn ra trong cơ thể người phụ nữ.
  • Chuyển hợp tử vào vòi trứng (ZIFT)
    • ZIFT là một kỹ thuật trong đó tinh trùng và trứng được kết hợp trong phòng thí nghiệm.
    • Sau khi thụ tinh, phôi giai đoạn sớm (gọi là hợp tử) được chuyển vào vòi trứng
  • Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD)

    Một số cặp vợ chồng có nguy cơ cao sinh con bị rối loạn di truyền do nguyên nhân di truyền hoặc do lớn tuổi[7]. Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ là một kỹ thuật xét nghiệm tế bào phôi đối với gần 400 rối loạn di truyền, nhằm ngăn ngừa di truyền cho đứa con sau này[8].
    PGD có thể được sử dụng với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và phôi phát triển trong phòng thí nghiệm.

Chuyên viên thực hiện và thời điểm?

Thông tin dưới đây tóm tắt ngắn gọn ai và những gì liên quan đến mỗi quy trình mà bạn cần biết:
Kích thích phóng noãn

  • Chuyên viên thực hiện: Bác sĩ phụ khoa
  • Thuốc sử dụng: Clomiphene citrate
  • Mức độ kỹ thuật: không
  •  Chi phí điều trị: rất thấp
  • Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
  •  Chuyên viên thực hiện: Bác sĩ nội tiết sinh sản và nam học
  •  Thuốc sử dụng: liều thấp FSH
  •  Mức độ kỹ thuật: thấp
  •  Chi phí điều trị: trung bình
  • Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)
  •  Chuyên viên thực hiện: Bác sĩ nội tiết sinh sản và nam học
  • Thuốc sử dụng: liều cao FSH/LH
  •  Mức độ kỹ thuật: cao
  •  Chi phí điều trị: cao
 

Tài liệu tham khảo

1. Ferraretti A, et al. Hum Reprod 2013;28(9):2318–2331.
2. European Society of Human Reproduction and Embryology (ESHRE). ART fact sheet. Press information. Available at: new.eshre.eu/~/media/sitecore-files/Annual-meeting/Lisbon/ART-fact-sheet.pdf?la=en. Accessed: September 2016.
3. American Society for Reproductive Medicine (ASRM). Medications for inducing ovulation. A guide for patients. 2016. Available at: http://www.reproductivefacts.org/globalassets/rf/news-and-publications/bookletsfact-sheets/english-fact-sheets-and-info-booklets/booklet_medications_for_inducing_ovulation.pdf. Accessed: January 2018.
4. Rowell P and Braude P. BMJ 2003;327(7418):799–801.
5. Braude P and Rowell P. BMJ 2003;327(7419):852–855.
6. Levran D, et al. Fertil Steril 1998;69(1):26–30.
7. Vaiarelli A, et al. J Assist Reprod Genet 2016;33(10):1273–1278.
8. Human Fertilisation and Embryology Authority (HFEA). Pre-implantation Genetic Diagnosis (PGD). Available at: https://www.hfea.gov.uk/treatments/embryo-testing-and-treatments-for-disease/pre-implantation-genetic-diagnosis-pgd/. Accessed: February 2018.

 

Điều trị hiếm muộn cho phụ nữ

Điều trị hiếm muộn cho phụ nữ