Nuôi cấy phôi

1. Nuôi cấy phôi là gì?

 

Nuôi cấy phôi là kỹ thuật bắt đầu từ sau khi thụ tinh ống nghiệm đến ngày 2-3 (giai đoạn phôi phân cắt) hoặc đến ngày 5-6 (giai đoạn phôi nang). Nuôi cấy phôi được chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI).

 

 

Mongcon.vn

 

 

2. Mục đích và ý nghĩa của nuôi cấy phôi

Kỹ thuật nuôi cấy phôi trong thụ tinh ống nghiệm có mục đích tạo được môi trường ổn định và cung cấp đủ các yếu tố cho phôi phát triển trong giai đoạn trước khi cấy vào tử cung của mẹ, cũng như hạn chế các độc tính do quá trình phân hủy hoặc chuyển hóa của phôi tạo ra.

 

Nuôi cấy phôi nang giúp đánh giá và chọn lọc được những phôi có tiềm năng đậu thai cao nhất. Số lượng tế bào trong phôi vào ngày 5 là vài trăm tế bào, kết hợp với các xét nghiệm di truyền tiền làm tổ cho phép tăng tính chọn lọc phôi và ít ảnh hưởng đến khả năng phát triển của phôi.

 

Ngoài ra khi kết hợp với quá trình thuỷ tinh hoá phôi, chuyển phôi đơn tốt giúp đạt được tỷ lệ thai lâm sàng cao trên 60% trong khi giảm tối đa tỷ lệ đa thai. Dựa vào bằng chứng về hiệu quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm cho thấy ưu thế vượt trội của việc chuyển phôi nang (phôi ngày 5-6) so với chuyển phôi giai đoạn phân cắt (phôi ngày 2-3).

 

3. Quy trình nuôi cấy phôi

 

Mongcon.vn

Sưu tầm từ Internet

  • Kỹ thuật được thực hiện vào ngày chọc hút noãn, ngay sau khi cho trứng thụ tinh với tinh trùng, và kéo dài đến ngày 2-3 hoặc ngày 5-6.
  • Mỗi noãn sau khi thụ tinh (bằng phương pháp IVF cổ điển hoặc bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn ICSI) sẽ được hút và chuyển vào một đĩa riêng biệt chứa môi trường nuôi cấy.
  • Sau đó, chuyên viên phôi học chuyển đĩa vào tủ nuôi cấy, ghi nhãn vị trí đĩa nuôi cấy ứng với bệnh nhân trên tủ để tránh nhầm lẫn vị trí.
  • Vào ngày 1, đĩa nuôi cấy được lấy ra để đánh giá sự thụ tinh bằng kính hiển vi điện tử. Vào ngày 2-3, đĩa nuôi cấy được lấy ra để đánh giá hình thái phôi phân cắt. Vào ngày 5-6, đĩa nuôi cấy được lấy ra để đánh giá hình thái phôi nang.
  • Kết quả thụ tinh và hình thái phôi từng giai đoạn kiểm tra được ghi nhận lại theo từng bệnh nhân và từng noãn. Bệnh nhân sẽ nhận được phiếu kết quả sau khi quá trình nuôi cấy phôi hoàn tất.

4. Vai trò của kỹ thuật Timelapse trong nuôi cấy phôi

 

Hệ thống theo dõi phôi liên tục (Timelapse microscopy – TLM) có thể cho biết chất lượng hình thái phôi trong suốt quá trình nuôi cấy, giúp kiểm soát được các bất thường của quá trình phân chia mà việc đánh giá hình thái phôi thông thường tại các thời điểm nhất định không quan sát được.

 

Ưu điểm của hệ thống là khả năng quan sát và đánh giá phôi mà không phải đưa phôi ra ngoài tủ cấy, đảm bảo phôi luôn được nuôi cấy và duy trì trong môi trường hoàn toàn đảm bảo ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, các khí CO2 và O2.  Đồng thời, giảm thiểu tác động tiêu cực của năng lượng ánh sáng (khi chụp ảnh và theo dõi phôi trên kính hiển vi đảo ngược) đến sự phát triển của phôi so với phương pháp thông thường.

 

Mongcon.vn

 

Sưu tầm từ Internet

 

Lợi thế khi sử dụng TLM là có khả năng cung cấp nhiều thông tin hơn cho sự chọn lọc phôi. Quá trình phân chia hay động học phát triển của mỗi phôi không diễn ra hoàn toàn giống nhau mặc dù trên cùng một bệnh nhân. Do vậy, những phôi có động học phát triển tốt vượt trội so với các phôi khác sẽ được lựa chọn để chuyển phôi sớm, từ đó có thể tăng cơ hội mang thai lần đầu sau chuyển phôi và giảm thời gian điều trị cho bệnh nhân.

 

5. Kết luận

Cuối cùng, việc theo dõi dữ liệu một cách liên tục và dễ dàng xử lý nhờ TLM, kết hợp với mô hình tính toán sẽ đưa ra được sự nhận diện chính xác về hình thái phôi. 

Nuôi cấy phôi

Nuôi cấy phôi