Tại sao nên di chuyển bình thường sau khi chuyển phôi?

Sau khi chuyển phôi là giai đoạn quan trọng mà các chị em rất trông đợi sau khi đã trải qua các bước của một chu trình hỗ trợ sinh sản. Các chị em sẽ rất cẩn thận trong quá trình này về mọi mặt trong quá trình sinh hoạt của mình để đảm bảo tỉ lệ có thai được tốt nhất. 

Hầu hết các chị em cho rằng những hành vi sau sẽ có lợi cho chính họ sau quá trình chuyển phôi1

Trong đó có một số điểm cần bàn luận như sau:

  • 60% bệnh nhân sau chuyển phôi chọn nằm nghỉ trên giường thay vì di chuyển ngay
  • Nhận định rằng nằm nghỉ sau chuyển phôi sẽ có lợi cho phôi làm tổ2
  • Thường giới hạn các hoạt động sinh hoạt hằng ngày sau chuyển phôi2

Vậy thì điều này có thực sự đúng? 

Theo Hiệp Hội Hỗ Trợ Sinh Sản Mỹ (American Society for Reproductive Medicine), chứng cứ loại A không ủng hộ việc nằm nghỉ ngơi tại giường sau chuyển phôi (Grade A)1

Mongcon.vn

Ngoài ra một số nghiên cứu nữa về sau chuyển phôi cho thấy rằng:

 

  • Tỉ lệ trẻ sinh sống (56.7% vs. 41.6%): cao hơn hẳn ở nhóm di chuyển ngay sau chuyển phôi (NR) so với nhóm nằm nghỉ tại giường sau chuyển phôi (NR), P = 0.02 2
  • _Tỉ lệ sảy thai (18.3% vs. 27.5%): thấp hơn ở nhóm di chuyển ngay sau chuyển phôi (NR) so với  nhóm nằm nghỉ tại giường sau chuyển phôi (NR), khác biệt không có ý nghĩa thống kê 2

Mongcon.vn


Thực tế rằng:

  • Phôi sẽ nằm trong lòng tử cung khoảng 3-4 ngày, sau đó sẽ bám dính vào nội mạc tử cung để làm tổ 2
  • Sự làm tổ của phôi phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng phôi và nội mạc tử cung tại điểm tiếp xúc với phôi, ít phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài tử cung 2
  • Bản thân phôi thai là hợp tử rất nhỏ bé, với trọng lượng, kích thước vô cùng nhỏ (tương đương một hạt bụi) chỉ có thể thấy qua kính hiển vi nên gần như không bị tác động của trọng lực 2
  • Bên trong buồng tử cung ẩm ướt và có nhiều nếp gấp của nội mạc tử cung 2
  • Lớp nội mạc tử cung có cấu tạo gồ ghề như đồi núi, không để cho phôi thai tuột ra dễ dàng 2
  • Cấu tạo này giúp cho các mẹ bầu có thể hoạt động bình thường mà không cần quá lo lắng 2
  • Đa số phụ nữ có tử cung ngả gập trước 2
  • Khi sản phụ đứng dậy, thân tử cung có tư thế nằm ngang, trong khi nếu sản phụ nằm thì tử cung lại có tư thế đứng 2
  • Nếu thật sự có tác động của trong lực, khi sản phụ ở tư thế đứng, vị trí của tử cung có tác động giữ phôi tốt hơn tư thế nằm 2

 

C:\Users\User\Desktop\stock-vector-pregnant-woman-walking-active-well-fitted-pregnant-female-character-happy-pregnancy-yoga-and-1438542533.png

 

Một phân tích gộp và tổng quan hệ thống cho thấy rằng việc DI CHUYỂN SAU CHUYỂN PHÔI không gây ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công sau điều trị IVF3

Và việc các chứng cứ cho thấy những tác động tốt của việc DI CHUYỂN SAU CHUYỂN PHÔI

Các chị em nên DI CHUYỂN SAU CHUYỂN PHÔI

Ngoài ra việc NGHỈ NGƠI TẠI GIƯỜNG SAU CHUYỂN PHÔI có thể dẫn đến một số bất lợi sau:

  • Nằm nghỉ tại giường gây tốn thời gian, tốn kém chi phí cho bệnh nhân; tăng quá tải tại các trung tâm IVF 4
  • Nằm nghỉ tại giường làm tăng thời gian chờ đợi của bệnh nhân kế tiếp, gia tăng stress cho cả bệnh nhân và bác sĩ 2
  • Giới hạn các hoạt động thể chất trong suốt quá trình điều trị ART không mang lại lợi ích, thậm chí có thể dẫn đến kết cục sinh sản xấu hơn 5

KẾT LUẬN: Việc nằm nghỉ tại giường sau chuyển phôi có ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị IVF2

Tác động có lợi khi di chuyển bình thường sau chuyển phôi

 

Mongcon.vn

 

Mongcon.vn

 

Vậy SAU KHI CHUYỂN PHÔI nên làm gì?

Theo dõi khi có các dấu hiệu bất thường như: đau bụng nhiều, ra máu âm đạo nên liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng để được hướng dẫn cụ thểNếu bị ho, sổ mũi, đau dạ dày, tiêu chảy nên đi khám chuyên khoa và thông báo với bác sĩ chuyên khoa là đang mang thai để bác sĩ cho thuốc không ảnh hưởng đến thai

Không nên quá lo lắng về việc nội mạc có đẹp hay không: độ dày nội mạc tử cung vào ngày chuyển phôi khoảng từ 8 – 12 mm, không phải cứ càng dày là càng tốt. Hình ảnh nội mạc trên siêu âm không có vai trò trong tiên lượng khả năng có thai

Khuyến khích vận động, sinh hoạt, đi lại làm việc bình thường

Tuỳ điều kiện của mỗi người, sẽ có chế độ nghỉ ngơi phù hợp nhất sao cho thoải mái tâm lý và không ảnh hưởng cuộc sống, công việc hàng ngày

Ăn uống đủ chất

Sử dụng thuốc hỗ trợ hoàng thể theo hướng dẫn của Bác sĩ

 

Bài viết tham khảo thêm: https://mongcon.vn/tai-sao-sau-chuyen-phoi-ivf-khong-nen-nam-mot-cho

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. American Society for Reproductive Medicine. Performing the embryo transfer: a guideline. Fertil & Steril 2017;107:891

2. Gaikwad S, Garrido N, Cobo A, Pellicer A, Remohi J. Bed rest after embryo transfer negatively affects in vitro fertilization: a randomized controlled clinical trial. Fertil Steril 2013;100:729–35, Level I

3. Karen J. Purcell et al. Bed rest after embryo transfer: a randomized controlled trial. Fertil Steril 2007; 87: 1322–6

4. Sharif K, Afnan M, Lenton W, Khalal Y, Ebbiary N, Bilalis D, et al. Do patients need to remain in bed following embryo transfer? The Birmingham experience of 103 in-vitro fertilization cycles with no bed rest following embryo transfer. Hum Reprod 1995;10:1427–9

5. Kucuk M. Bed rest after embryo transfer: is it harmful? Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol 2013;167:123–6. VOL.

6. Bar-Hava I, Kerner R, Yoeli R, Ashkenazi J, Shalev Y, Orvieto R. Immediate ambulation after embryo transfer: a prospective study. Fertil Steril 2005; 83:594–7

7. Schetter CD. Psychological science on pregnancy: stress processes, biopsychosocial models, and emerging research issues. Annu Rev Psychol 2011;62:531–58

8. Gallinelli A, Roncaglia R, Matteo ML, Ciaccio I, Volpe A, Facchinetti F. Immunological changes and stress are associated with different implantation rates in patients undergoing in vitro fertilization-embryo transfer. Fertil Steril 2001;76:85–91

Tin liên quan

Tại sao nên di chuyển bình thường sau khi chuyển phôi?

Tại sao nên di chuyển bình thường sau khi chuyển phôi?