Thụ tinh nhân tạo là gì?

Thụ tinh nhân tạo hay còn có tên viết tắt tiếng Anh là IUI (Intrauterine Insemination). Đây là phương pháp thụ tinh bằng cách trực tiếp bơm tinh trùng vào buồng tử. Thông thường, để thực hiện phương pháp thụ tinh này trước tiên cần tiến hành chọn lọc tinh trùng khỏe mạnh của người chồng, sau đó bơm vào buồng tử cung trong giai đoạn rụng trứng của người vợ. 

quá trình thụ tinh nhân tạo

Khi nào cần thụ tinh nhân tạo ?

Khả năng thụ thai nhờ vào phương pháp thụ tinh nhân tạo ở mỗi cặp vợ chồng sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cũng sẽ được thực hiện trên những đối tượng sau đây:

Mẹ đơn thân

Thụ tinh nhân tạo cho mẹ đơn thân là một trong những kỹ thuật được lựa chọn hiện nay. Phương pháp này giúp cho những người phụ nữ muốn có con nhưng không thích lập gia đình. 

Tuy nhiên, để thụ tinh cho mẹ đơn thân cần có tinh trùng của người hiến tặng. Những mẫu tinh trùng hiến tặng sẽ được bảo quản đông lạnh, sau đó rã đông trước khi thực hiện thụ tinh nhân tạo.  

Nam giới vô sinh

Nguyên nhân vô sinh ở nam giới có thể là do kích thước, hình dạng bất bình thường, nồng độ của tinh trùng thấp dưới mức trung bình hoặc do khả năng di chuyển yếu. Với trường hợp nam giới vô sinh dẫn đến hiếm muộn ở nhiều cặp vợ chồng có thể áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để thụ thai. Phương pháp này sẽ áp dụng kỹ thuật tách lọc ra những tinh trùng khỏe mạnh, di chuyển tốt để thụ tinh.

Vô sinh do vấn đề ở cổ tử cung

Cổ tử cung là nơi giao nhau giữa vách âm đạo và tử cung là phần thấp nhất của tử cung. Vào những ngày rụng trứng, chất nhầy sẽ sản xuất tại cổ tử cung để tạo điều kiện cho tinh trùng xâm nhập vào ống dẫn trứng dễ dàng. Tuy nhiên, nếu lượng chất nhầy ở cổ tử cung quá nhiều sẽ quá trình này. Vì thế, đối với những ai gặp vấn đề ở cổ tử cung như thế này có thể áp dụng cách thụ tinh nhân tạo để mang thai dễ dàng hơn. 

Trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân

Những cặp vợ chồng không thể có con do vô sinh không rõ nguyên nhân có thể lựa chọn kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để có con. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp thụ tinh này cần kết hợp dùng với thuốc để gây kích thích rụng trứng ở người vợ. 

Trường hợp vô sinh liên quan đến lạc nội tử cung

Đối với trường hợp này, để có thể thụ tinh nhân tạo được thành công, người vợ cần phải trải qua quá trình kích thích buồng trứng để tối ưu hóa những trứng chất lượng thông qua việc sử dụng thuốc hỗ trợ. 

Phụ nữ bị dị ứng với tinh dịch

Trường hợp phụ nữ bị dị ứng với tinh dịch là hiếm xảy ra những không phải là không xảy ra. Thực tế, việc dị ứng này chính là người vợ bị dị ứng với protein có trong tinh dịch của người chồng. Một khi, người vợ bị dị ứng thì việc xuất tinh vào âm đạo sẽ gây ra các tình trạng rát, sưng và đỏ nơi tinh dịch tiếp xúc với niêm mạc. 

Vô sinh do các yếu tố về rụng trứng

Đối với những người phụ nữ gặp phải các vấn đề về rụng trứng, bị giảm số lượng trứng hoặc có thể là không bị rụng trứng,...vì có thể áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để mang thai. 

 

Quá trình bơm tinh trùng vào tử cung diễn ra như thế nào?

Để phương pháp thụ tinh nhân tạo phát huy kết quả tốt nhất, quy trình thực hiện phải trải qua các bước như sau: (3)

Bước 1: Thăm khám ban đầu, kiểm tra sức khỏe hai vợ chồng

Hai vợ chồng được thăm khám ban đầu, tham gia một số xét nghiệm chuyên sâu cần thiết để xác định nguyên nhân hiếm muộn, nếu nguyên nhân hiếm muộn có thể giải quyết được bằng bơm tinh trùng và người bệnh đủ điều kiện để thực hiện, bác sĩ sẽ lên lịch và hướng dẫn bước điều trị tiếp theo.

Bước 2: Kích thích buồng trứng

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kích thích buồng trứng nhằm tạo được từ 1- 3 trứng trưởng thành. Cụ thể:

Thông thường người bệnh bắt đầu dùng thuốc (uống hoặc tiêm) từ ngày 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt, và siêu âm 2 – 3 lần trong quá trình kích thích buồng trứng để theo dõi tình

hình phát triển nang noãn, có phương án dự đoán chính xác ngày có thể đưa tinh trùng vào tử cung thuận lợi. Đến khi phát hiện nang noãn đã trưởng thành, người vợ được tiêm hCG để gây rụng trứng. Quá trình bơm tinh trùng thông thường sẽ được thực hiện sau 36 – 40 giờ kể từ mũi tiêm cuối cùng.

 

quá trình bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Bước 3: Lấy và lọc rửa mẫu tinh trùng

Vào ngày bơm tinh trùng vào buồng tử cung, người chồng sẽ lấy mẫu tinh trùng. Mẫu tinh trùng này cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, kiêng quan hệ tinh dục trong khoảng 2 – 3 ngày.

Mẫu tinh dịch được lấy và chứa trong lọ chuyên dụng, thời gian lấy tinh dịch vào khoảng 2 giờ trước khi tiến hành IUI.

Lọc rửa tinh trùng được xem là bước vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả cuối cùng của phương pháp IUI. Quá trình này được tiến hành trong phòng Lab nhằm chọn ra những tinh trùng đạt chuẩn nhất, thúc đẩy quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi hơn.

Bước 4: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Khoảng 10 – 14 ngày tính từ ngày kích thích buồng trứng và sau 36 tiếng tiêm thuốc rụng trứng, tùy theo thể trạng người vợ mà tiến hành bơm tinh trùng vào buồng tử cung.

Người bệnh sẽ được nằm ở tư thế như khám phụ khoa thông thường. Tiếp đó, tinh trùng đã được lọc rửa được hút vào ống bơm, tiến hành bơm vào tử cung người vợ. Thời gian bơm tinh trùng vào tử cung diễn ra rất nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5 phút là hoàn thành. Sau khi bơm, người bệnh sẽ được nằm nghỉ ngơi một thời gian ngắn 15 – 30 phút. Đây là thủ thuật đơn giản, thường không gây khó chịu gì. Sau bơm người bệnh có thể cảm thấy một chút dịch chảy ra từ âm đạo, đó có thể là chất nhầy tạii cổ tử cung hoặc môi trường sử dụng để lau cổ tử cung.

Bước 5: Thử thai

Sau quy trình IUI khoảng 14 ngày, người vợ sẽ được thử thai và siêu âm thai để xác định kết quả thụ thai có thành công hay không. Nếu kết quả có thai, người vợ cần dưỡng thai theo lời khuyên của bác sĩ, cũng như tuân thủ chỉ định khám thai định kỳ để quá trình mang thai an toàn, khỏe mạnh.

 

Quy trình thực hiện thụ tinh nhân tạo ( IUI) tại Bệnh viện

Tại Bệnh viện, các cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm. Nếu bệnh nhân có đầy đủ các điều kiện cần thiết, việc thụ tinh nhân tạo được tiến hành với các bước như sau:

  • Vào ngày 2 hoặc ngày 3 của vòng kinh, người vợ được dùng thuốc kích thích buồng trứng.
  • Ngày 6 – 7 vòng kinh, người vợ đến siêu âm để đánh giá tình trạng đáp ứng buồng trứng, qua đó bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc và hẹn ngày siêu âm tiếp theo.
  • Khoảng ngày 9 – 10, nếu có nang noãn “chín”, người vợ được tiêm thuốc rụng trứng. Sau 36 – 40 giờ kể từ khi tiêm thuốc rụng trứng, người chồng được chỉ định lấy tinh trùng để lọc rửa, chọn tinh trùng di động tốt và tiến hành bơm vào tử cung người vợ. Người vợ được nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15 phút. Về nhà, người vợ vẫn có thể làm việc bình thường, tuy nhiên hạn chế hoạt động mạnh để hỗ trợ việc thụ thai thành công và thai sau đó phát triển tốt.

quá trình điều trị IUI

 

  • 2 tuần sau khi bơm tinh trùng (IUI), người vợ đến bệnh viện để kiểm tra kết quả. Nếu có thai, sẽ tiến hành dưỡng thai, khám thai định kỳ. Nếu chưa có thai, hai vợ chồng được thăm khám và tư vấn với bác sĩ để quyết định hướng điều trị tiếp theo.

Chi phí thụ tinh nhân tạo?

Ngoài tỷ lệ thành công, thì vấn đề bơm tinh trùng giá bao nhiêu là điều mà nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Việc nắm bắt được chi phí bơm tinh trùng vào tử cung giúp các cặp vợ chồng chuẩn bị được ngân sách trước khi thực hiện điều trị IUI.

Chi phí bơm tinh trùng vào tử cung giao động khoảng 6-12 triệu đồng cho mỗi chu kỳ điều trị. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ước tính; chi phí thực tế của từng người có thể rất khác nhau.

Ba thành phần quan trọng quyết định chi phí trong quá trình điều trị hiếm muộn với phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung. 

  • Theo dõi và xét nghiệm: Xét nghiệm máu, thăm khám và siêu âm là cần thiết trong việc đưa ra chỉ định và theo dõi sự phát triển của nang noãn.
  • Thuốc: Thuốc sử dụng trong quá trình kích trứng là cần thiết để đảm bảo rằng sự rụng trứng xảy ra vào đúng thời điểm. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ dùng thuốc kích trứng phù hợp.
  • Thực hiện thủ thuật: Quá trình lọc rửa + bơm tinh trùng vào tử cung sẽ có chi phí riêng.

 

Tỷ lệ thành công của IUI có cao không?

Phụ nữ càng lớn tuổi, tỷ lệ thụ thai giảm do chất lượng và số lượng trứng giảm. Do đó, IUI thường không được khuyến nghị cho các bà mẹ trên 40 tuổi.

  • Đối với phụ nữ ở độ tuổi 30 trở xuống, tỷ lệ thành công là khoảng 20-25%;
  • Đối với phụ nữ từ 30 đến 35 tuổi, tỷ lệ thụ tinh trong tử cung thành công thường là 15-20%;
  • Phụ nữ ở độ tuổi 35-40 có tỷ lệ mang thai thành công sau IUI là 10-15%. Đến đầu những năm 40, tỷ lệ thành công giảm xuống còn khoảng 5-10%. 

Tỉ lệ thành công của IUI

  •  Thông qua kết quả thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ có thể xác định các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của bạn.

Thụ tinh nhân tạo là gì?

Thụ tinh nhân tạo là gì?